Các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não cụ thể là trong giai đoạn này não hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các tế bào ở sau não. Từ năm 4 tuổi trở đi các đường kết nối tế bào sẽ được diễn ra ở các phần khác nhau ít quan trọng hơn của thùy não trước. Khoa học cũng chỉ ra quá trình phát triển từ phải sang trái của não trẻ em. Trong đó: từ 0 – 2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải – đây là giai đoạn thần đồng; 3 – 4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái; từ 6 tuổi là thời kỳ của não trái. Đến 8 tuổi trí lực không phát triển rõ rệt nữa và sau đó con người chỉ có thể phát triển kỹ năng và tri thức.
Bởi vậy, giai đoạn 0-3 tuổi là giai đoạn “vàng” cho sự phát triển của trẻ. Dạy con thông minh chính là kích thích phát triển giác quan của trẻ. Bài viết dưới đây của Phần mềm giáo dục Tomia sẽ giúp cha mẹ áp dụng theo phương pháp Montessori hàng ngày để dạy con thông minh và phát triển giác quan ngay từ khi lọt lòng đến 3 tuổi.
Phát triển thị giác cho trẻ
– Trẻ dưới 1 tháng tuổi
Mẹ nên cho trẻ quan sát những vật có màu đen hay trắng và kẻ sọc, liên tiếp trong một tuần đầu. Lúc này khả năng tập trung của trẻ mới bắt đầu từ 5 sau đó tăng dần lên từ 60 giây – 90 giây. Luyện cho trẻ có khả năng tập trung cao chính là nền tảng của việc học cho trẻ sau này.
– Trẻ sau 3 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu nhận biết được màu sắc, cha mẹ có thể treo, trưng bày những đồ chơi có màu sắc tăng dần theo cấp độ. Ví dụ: các đồ vật có màu đỏ tăng dần từ đỏ nhạt đến đỏ đậm.
Phát triển thính giác cho trẻ
Âm nhạc là yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp giáo dục Montessori khi dạy trẻ thông minh trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi. Vậy nên hãy bật cho trẻ nghe các bản nhạc cha mẹ chọn mỗi ngày. Mỗi lần nghe nên là khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày. Khi nghe không nên cho trẻ nghe với âm lượng quá lớn tránh ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ.
Điều quan trọng hơn nữa là cha mẹ nên tranh thủ nói chuyện với con mọi lúc mọi nơi và giới thiệu cho con các đồ vật hay các bộ phận trên cơ thể con trong mọi hoạt động của con.
Điều này nghe có vẻ rất bình thường nhưng lại rất quan trọng bởi chúng đều lưu vết trong trí não của trẻ, và kích hoạt thính giác của trẻ rất tốt.
Phát triển xúc giác cho trẻ
Bài học đầu tiên trong quá trình phát triển xúc giác cho trẻ nằm ở việc bú sữa mẹ. Việc mẹ ôm ấp con, cho bú cũng là hoạt động xúc giác ý nghĩa khi trẻ sờ chạm vào mẹ.
Trẻ sinh ra đã có phản xạ nắm lấy mọi thứ ngay lập tức, để phản xạ này không bị mất đi, mẹ hãy giúp bé thực hành phản xạ thường xuyên.
Cho trẻ tiếp xúc với nhiều chất liệu khác nhau để cảm nhận sự khác nhau giữa các chất liệu.
Phát triển vị giác cho trẻ
Các mẹ hãy dùng một chiếc khăn sau đó nhúng chúng vào các vị chua, mặn, ngọt để kích thích vị giác của trẻ.
Phát triển khứu giác cho trẻ
Hãy để bé tiếp xúc với mùi thơm của hương hoa, tinh dầu khi tiếp xúc với mùi thơm ấy trẻ sẽ có xu hướng quay về phía có mùi thơm. Trẻ càng tiếp xúc với nhiều mùi hương thì khứu giác của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Hy vọng bài viết của Hệ thống quản lý trường học Tomia có thể giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về các giác quan và tìm ra các phương pháp để hỗ trợ phát triển giác quan theo montessori cho con yêu của mình.
Theo giáo viên Montessori của Mota.