Bạn biết không!
Quỹ đầu tư trẻ nhỏ của người Do Thái khuyến khích sự đầu tư khôn ngoan tự nguyện của cha mẹ đóng góp vào quỹ phát triển con cái, nhưng dù họ có đóng hay không, nhà nước vẫn sẽ trích ngân sách 14 đô cho mỗi đứa trẻ mỗi tháng, điều này đảm bảo mọi đứa trẻ Do Thái sẽ đủ tiền vào ĐH ở độ tuổi 18. Chỉ sau 6 tháng phát động có đến 65% cha mẹ người Do Thái tình nguyện đóng góp thêm vào quỹ này. Hầu hết họ xem đây như là “một quỹ đầu tư” cần cho tương lai trẻ từ sớm vì họ biết chắc chắn có sinh lãi.
Vậy còn bạn thì sao? Bạn đã chuẩn bị gì cho con của mình? Đặc biệt là trong 2 năm vừa qua, nhiều bằng chứng cho thấy không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng cả về tâm lý, thể chất cũng như những hoạt động tương tác ngoài xã hội…Một ước tính gần đây của UNICEF cho biết phải mất 8 năm để có thể phục hồi các ảnh hưởng này lên trẻ.
Vậy còn bạn thì sao? Bạn đã chuẩn bị gì cho con của mình? Đặc biệt là trong 2 năm vừa qua, nhiều bằng chứng cho thấy không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng cả về tâm lý, thể chất cũng như những hoạt động tương tác ngoài xã hội…Một ước tính gần đây của UNICEF cho biết phải mất 8 năm để có thể phục hồi các ảnh hưởng này lên trẻ.
Năm năm đầu đời là thời điểm đầu tư đáng nhất trong cuộc đời của mỗi con người và khả năng sinh lãi cũng cao nhất. Thành phần đầu tư không hẳn chỉ là tiền, mà còn là thời gian vui chơi và nói chuyện với trẻ, đầu tư vào dinh dưỡng toàn diện và sự rộng rãi của bạn trong việc cho trẻ không gian để đưa ra quyết định và cùng trẻ giải quyết vấn đề theo hướng củng cố và phát triển.
TS. Mónica H., ĐH Sheffield, Anh Quốc cho biết
1. Sữa mẹ là nguồn đầu tư dinh dưỡng quan trọng cho trẻ có khởi đầu phát triển tốt và khỏe mạnh. Do đó, cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ lúc mới sinh, duy trì sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 2 tuổi nếu có thể là khoản đầu tư cần thiết.
2. Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm từ 6 tháng tuổi, tránh dụ dỗ hay ép bé ăn, và tránh các yếu tố sao nhãng như TV, đồ chơi hay bế rong khi ăn là khoản đầu tư cần cho phát triển hành vi ăn uống tốt từ nhỏ. Song song đó, trẻ cũng cần có chế độ ăn đa dạng. Cha mẹ nên kiên nhẫn giới thiệu lập lại và hạn chế các thức ăn không lành mạnh như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim… cũng khoản đầu tư về xây dựng hành vi ăn uống lành mạnh cho trẻ khi lớn.
3. Đầu tư dinh dưỡng cho phát triển não bộ là sự đầu tư khôn ngoan của cha mẹ. Trong đó, ưu tiên lựa chọn các chất béo không bão hòa chuỗi dài như Omega-3 và Omega-6 trong chế độ ăn của trẻ là cần thiết vì chúng đã được chứng minh là có vai trò quan trọng và mang nhiều lợi ích cho phát triển não bộ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển nhanh trước 5 tuổi. Nghiên cứu của TS. Kirby, ĐH South Wales, Anh cho thấy chất béo Omega-3/Omega-6 giúp cải thiện khả năng đọc, đánh vần cũng như sự tập trung ở trẻ.
4. Không những vậy, theo 1 báo cáo gần đây của Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh cũng cho thấy các chất béo Omega-3 và Omega-6 có liên quan đến hỗ trợ các chức năng của não bộ, và hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan đến mất tập trung, suy giảm trí nhớ, hay cáu gắt hậu F0 ở trẻ.
5. Chất béo Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hạt lý chua đen… và trong những loại hạt như hướng dương, hạt điều, hạnh nhân.
6. Hơn nữa, trong thực vật thường chứa thành phần vitamin E tự nhiên giúp chất béo Omega bền vững hơn. Dầu hạt lý chua đen là điển hình có tỷ lệ omega-6/omega-3 theo tỷ lệ 4:1. Theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Israel cho biết tỷ lệ này là lí tưởng và có liên quan tích cực đến các hoạt động phát triển cấu trúc não bộ ở giai đoạn sớm. Omega từ dầu lý chua đen đã và đang được ứng dụng nhiều trong các loại dược phẩm, thực phẩm phổ biến ở Châu Âu như trong sản phẩm Fitobimbi Omega Junior của Ý. Đây là sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới gồm các nước như Anh, Pháp, Đức… và cũng đã có mặt ở Việt Nam.
1. Dành thời gian cho trẻ nằm sấp khi vui đùa sau khi sinh tầm 10-15 ngày, trò chuyện và cười với trẻ mỗi khi trẻ giao tiếp với bạn.
2. Đọc sách cho trẻ nghe từ 3 tháng tuổi.
3. Khi trẻ từ 1-4 tuổi, hãy cho trẻ quyết định cách chơi như thế nào trong các hoạt động chơi cùng trẻ. Hỏi trẻ những câu hỏi để trẻ diễn giải thêm về các hoạt động vui chơi.
4. Cùng trẻ tự làm 1 trò chơi, và cùng chơi với trẻ.
5. Tạo các trò chơi vận động vui chơi cho cả gia đình như cùng nhau xếp hình, giải câu đố, thi giữ bong bóng…là sự đầu tư khôn ngoan hơn cho trẻ Ipad hoặc điện thoại để chơi 1 mình.
1. Trước khi chọn trường mẫu giáo và quyết định 1 nơi để trẻ học khi trẻ bước sang 3 tuổi, hãy tìm hiểu về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy của trường trước.
2. Theo nghiên cứu của Heckman, trẻ được đầu tư tốt về tương tác và giáo dục, trẻ có cơ hội phát triển tăng 6 lần về thành công và hạnh phúc trong việc chọn đúng nghề nghiệp và ước mơ của mình. Bạn cũng đỡ mất 6 lần số tiền để cho trẻ học lại, đào tạo nghề trở lại, trợ cấp cho trẻ khi trẻ thất nghiệp, hoặc trẻ luẩn quẩn đến 40 tuổi vẩn không biết làm gì, yêu thích nghề gì, và cả tiền đầu tư tiếng Anh để trẻ luyện thi hoặc đi du học.
3. Ba tuổi cũng là độ tuổi trẻ có thể bắt đầu học ngoại ngữ. Chủ yếu giúp trẻ học thông qua giao tiếp và vui chơi, chứ không ép học với 1 khung chương trình dày đặc.
4. Năm tuổi là độ tuổi thích hợp để trẻ học về nghệ thuật như vẽ, đàn phím và hát. Một lần nữa, học ở đây là chơi để học. Đừng tạo quá nhiều áp lực. Để con tham gia, vui chơi và học từ đó.
1. Giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về giá trị của sự cho đi bằng cách giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể và chia sẻ như tham gia làm người gây quỹ sớm khi bé từ 4 tuổi.
2. Dạy trẻ biết tiết kiệm và giá trị của đồng tiền. Ví dụ, dạy trẻ biết chia nhỏ phần tiền của mình thành những con heo đất với mục đích riêng như con heo vàng dành để tiêu xài (VD ăn kem), con heo đỏ dùng để mua thứ trẻ cần (VD bạn không cho trẻ tiền để mua sách/đồ chơi, nhưng trẻ có thể dùng tiền trong con heo đỏ để mua khi trẻ để dành đủ tiền), 1 con heo xanh để trẻ tìm cơ hội đầu tư (VD số tiền trẻ để vào heo xanh có thể mua thiệp bán ở hội chợ dành cho trẻ con vào giáng sinh, số tiền lãi bán được trẻ có thể mua những gì trẻ muốn, hoặc để vào heo đỏ). Đó là cách mà người Do Thái dạy những đứa con của họ về cơ cấu của dòng tiền.
3. Chạy xe đúng luật giao thông, đừng vượt đèn đỏ và đừng chửi mắng hổ báo khi va chạm.
4. Xếp hàng và chấp nhận đợi đến lượt, không chen lấn.
5. Tránh la mắng kiểu hổ báo với trẻ, phạt và nghiêm khắc với trẻ khi trẻ có hành vi sai là cần thiết, nhưng không phải lúc nào cũng la, chửi như hổ báo. Khi trẻ sai, bạn nghiêm giọng và bắt trẻ ngừng hành động sai, sau đó có thể dùng những hình thức nghiêm khắc như Time-out để giúp trẻ bình tĩnh và chịu lắng nghe, sau đó bạn cần giải thích. Ngược lại, la mắng hổ báo chỉ làm trẻ sợ nhất thời, nhưng không cho trẻ cơ hội học về cảm xúc và hành vi.
Notes: SỰ ĐẦU TƯ KHÔN NGOAN CỦA CHA MẸ Masse, L. and Barnett, W.S., (2005) A Benefit Cost Analysis of the Abecedarian Early Childhood Intervention Grinstein-Weiss et al. (2019) Enrollment and participation in a universal child savings program: Evidence from the rollout of Israel's National Program. Children and Youth Services Review, 101, 225-238
Phần mềm giáo dục Tomia hy vọng có thể mang đến những thông tin bổ ích nhất đến cha mẹ thông qua bài viết này nhằm hỗ trợ trẻ trong hành trình phát triển toàn diện.
Nguồn: Bác sĩ Anh Nguyễn
Leave a Reply