Làm thế nào để con có tính tự kỷ luật?


Đầu tiên, cha mẹ cần phải hiểu rằng, kỷ luật không có nghĩa là con vâng lời cha mẹ. Mà kỷ luật ở đây chính là việc trẻ có thể kiểm soát được giới hạn của bản thân và thấm nhuần tính kỷ luật và tự giác mà không cần phải dựa vào người khác, sự tự kỷ luật của con phải được xuất phát từ ý chí của chính con chứ không phải dựa vào ý chí hay áp đặt của cha mẹ hay bất kỳ ai.


Giúp một đứa trẻ phát triển kỷ luật nội tâm là cả một nghệ thuật và khoa học của cha mẹ. Để thể hiện cách tiếp cận này trong thực tế, chúng tôi xin chia sẻ bốn kỹ năng minh họa các khía cạnh khác nhau của việc giúp một đứa trẻ phát triển kỷ luật nội tâm.


Cha mẹ cần hiểu rõ kỷ luật là gì để hỗ trợ con dễ dàng hơn


1. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng để nhấn mạnh mối quan hệ nhân quả


Ví dụ: Nếu – thì Khi cha mẹ liên tục đặt ra những kỳ vọng rõ ràng để giúp trẻ hiểu những gì trẻ cần làm, trẻ sẽ bắt đầu nhìn ra những khuôn mẫu và lựa chọn những hành vi để đạt được kết quả như mong muốn. Ví dụ: “Nếu con muốn tự bưng ly nước này, thì con phải cầm như thế này để không bị đổ nè” hoặc “Nếu con muốn chơi bộ xếp hình này thì con hãy dọn dẹp những chiếc xe con vừa chơi trước đã”. Trẻ lên 3 hoặc thậm chí hơn 2 tuổi là bắt đầu hiểu về nguyên nhân – hệ quả, lúc này trẻ có động lực lựa chọn hoặc làm chủ một hành vi nhất định từ nội tại háo hức của trẻ. Khi người lớn cung cấp cho trẻ những nguyên nhân và hệ quả rõ ràng và đồng nhất, thì trẻ sẽ tự học cách chấp nhận mà không cần phản kháng lại. Văn hóa kỷ luật nội tâm được tạo ra khi trẻ phát triển sự hiểu biết của mình dựa trên thông báo và quan hệ nhân quả rõ ràng.


2. Giúp trẻ xem xét hậu quả tự nhiên của các lựa chọn khác nhau


Tuỳ vào từng độ tuổi và thời điểm mà chúng ta xem xét tình huống nào nên hay không nên thiết lập giới hạn cho trẻ. Bởi vì một đứa trẻ đang đói hoặc mệt thì sẽ không có cơ hội lắng nghe cha mẹ lập luận.


3. Cho phép trẻ tự do tối đa trong phạm vi lựa chọn


Tùy thuộc vào độ tuổi, một đứa trẻ ít nhiều sẽ sẵn sàng đưa ra những lựa chọn nhất định. Để giúp con, bạn phát triển khả năng lựa chọn, hãy bắt đầu bằng cách đơn giản hóa tình huống càng nhiều càng tốt. Và đưa ra những lựa chọn phức tạp hơn khi con lớn hơn và phát triển sự tự tin vào khả năng lựa chọn của mình. Khi trẻ có cơ hội đưa ra sự lựa chọn phù hợp, trẻ sẽ phát triển lòng tin vào bản thân và trẻ học cách đánh giá các lựa chọn của mình ngày càng hiệu quả hơn. Nếu trẻ đang khó khăn trong việc lựa chọn, cha mẹ có thể đưa ra một gợi ý như: “Con có thể chọn cái này hoặc cái kia.” “Ăn món này hoặc món kia”…


Trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh, miễn sao trẻ được an toàn


4. Công nhận cảm xúc của trẻ


Là một đứa trẻ, con chắc chắn sẽ luôn muốn thực hiện một vài hành động không được phép, sẽ có lúc trẻ thắc mắc tại sao mình phải chọn 1 trong 2 điều này mà không phải là điều thứ 3 hay 4…Trẻ sẽ khó chịu thậm chí là tỏ thái độ buồn bực vì điều đó. Điều duy nhất cha mẹ có thể làm được lúc này là công nhận cảm xúc của con và cho con thời gian để trải nghiệm cảm giác thất vọng hay buồn chán của chính con và để dành những lý lẽ, giáo huấn của bạn vào lúc mà cảm xúc của con sẵn sàng để lắng nghe nhất.


Là cha mẹ, ai cũng mong muốn đứa trẻ của mình được phát triển, học hỏi, làm chủ cảm xúc và phát triển tính cách riêng của chính con. Bằng cách giữ bình tĩnh và tôn trọng con, cha có thể giúp con tự tìm kiếm tính kỷ luật trong nội tâm. Bằng cách đặt ra những giới hạn và nguyên tắc rõ ràng cha mẹ có thể hỗ trợ cảm giác tự chủ cá nhân mà con đang tìm kiếm một cách tự nhiên khi con đi theo con đường độc lập của riêng mình để độc lập về thể chất, cảm xúc và trí tuệ.


Phần mềm giáo dục Tomia hy vọng có thể mang đến những thông tin bổ ích nhất đến cha mẹ thông qua bài viết này nhằm hỗ trợ trẻ trong hành trình phát triển toàn diện.


Theo giáo viên Montessori Mota

TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Contact Me on Zalo